Mười Hai Năm Kịch Cố Nhân

Chương 64



Tay Thẩm Hề lạnh như băng, được bàn tay anh bắt lấy, cô vô thức giãy mấy cái toan rút tay ra: "Tay em lạnh lắm."

"Bên anh còn lạnh hơn, anh thử xem?" Anh siết chặt lấy tay cô.

Hai người bốn bàn tay, đều ngấm cái rét như nước đá.

"Là anh không tốt, quen thói làm liều." Anh hà hơi vào lòng bàn tay cô, "Bàn tay của bác sĩ ngoại khoa không thể để cóng được."

Tựa như cô cảm nhận được cơn tê dại ấm áp ấy, nhưng thật ra tay cô đã đông cứng cả rồi.

Nhân lúc anh áy náy, phải ép anh quay về toa tàu mới được.

"Vào trong nhé anh?" Thầm Hề hạ thấp giọng nài nỉ, "Em lạnh sắp chết rồi."

Phó Đồng Văn nhìn cô.

Sự tinh ranh của cô gái, nhất là những tính toán nhỏ được nghĩ ra vì anh, quả thật làm anh rất khó chối từ.

Bốn vệ sĩ đứng gác ở cửa cũng lo lắng cho sức khỏe của Phó Đồng Văn, vừa thấy Thẩm Hề ngoảnh đầu, không chờ cô đưa tay, họ đã kéo cửa toa tàu ra, hộ tống hai người ướt nhẹp trở về.

Từ toa tàu có con nghiện tụ tập trong bầu không khí nhơ nhớp đến toa tàu vang lên tiếng ngáy như sấm, trẻ con đi tới đi lui, Phó Đồng Văn đều lau nước đọng trên tóc cô. Đến khi về tới toa tàu của họ, chiếc khan tay màu trắng bằng vải đay trên tay anh đã ướt sũng.

Vạn An đã chuẩn bị sẵn nước nóng, đưa cho hai người chiếc khăn nóng bỏng tay.

Khoang thượng hạng có phòng thay đồ, Thẩm Hề và Phó Đồng Văn thay bộ quần áo sạch sẽ thoải mái khác, Vạn An lại đưa cho mỗi người một tách trà nóng, bắt đầu lải nhải: "Cậu chủ à, tôi nói này, mấy ngày nay cậu không bị sốt nên quên mất mình bị bệnh rồi phải không?"

Phó Đồng Văn nhận lấy tách trà.

"Nóng đấy, cậu uống chậm một chút."

Phó Đồng Văn thổi lá trà trôi phía trên.

"Lần này đến Paris đường xa trắc trở, nếu ngày nào cậu cũng ra ngoài, tôi không hậu hạ cậu nổi mất. Chi bằng cậu vứt tôi ở Bắc Kinh luôn đi, mọi người cứ đi lên phía Bắc, tôi ở lại trông nhà. Tôi không chịu nổi nữa rồi, tim tôi cũng không khỏe lắm đâu, thấy cậu coi thường sức khỏe của mình tim tôi đau thắt lại, thở không ra hơi..."

"Được rồi." Phó Đồng Văn không nhịn được cười, "Cậu nhóc à, còn chưa đến hai mươi tuổi mà suy nghĩ đã như người tám mươi rồi, tôi cũng không chịu nổi cậu, chiều theo, cậu để cậu ở lại Bắc Kinh."

Vạn An nghẹn lời, mắt nhìn trân trối, gương mặt đỏ bừng, nóng ruột nóng gan.

"Cậu đừng dọa trẻ nhỏ." Đàm Khánh Hang thở dài, "Thấy chưa, sắc mặt Vạn An trắng bệch cả rồi kìa."

"Không phải trắng, mà là đỏ." Virtue nghiêm túc sửa lời.

Mọi người đều cười rộ.

Thẩm Hề đưa tay ra hiệu im lặng.

Cậu năm đã quen giờ giấc nghỉ ngơi trong bệnh viện, lúc này đang tựa người vào cửa sổ thiếp đi. Đầu cậu hơi cúi xuống trượt dần về bên trái. Thẩm Hề lấy thảm lông cừu đắp lên người cậu, nhỏ giọng dặn dò Vạn An: "Cậu giúp cậu năm tháo chân giả đi, lúc ngủ không nên đeo, ngày mai sẽ bị ứ máu."

Vạn An luồn tay xuống dưới tấm thảm lông cừu, c0i thắt lưng cậu năm, tụt quần dài xuống, nhìn dây da buộc lằng nhằng mà không biết phải bắt đầu từ đâu.

"Để tôi làm, cậu nhìn nhé."

Thẩm Hề làm mẫu cho Vạn An xem, nửa chừng thì cậu năm tỉnh giấc, mơ màng nhìn quần dài của mình bị tụt qua đầu gối, giật mình nhảy dựng lên. Thẩm Hề giữ cậu lại: "Được rồi, ngủ đi."

Cô đã che kín từ eo trở xuống cho cậu.

"Sao chị dâu lại tự tay.." Giọng cậu khàn khàn, "Đáng lẽ nên gọi em dậy."

"Em xấu hổ gì chứ?" Phó Đồng Văn nhấp một hớp trà, "Trước hết chị dâu em vẫn là bác sĩ, còn là bác sĩ điều trị chính của em, sau đó mới là phụ nữ."

Cậu năm lúng túng, vừa xấu hổ vừa khó xử, đành phải chọn cách tiếp tục ngủ.

Đến nửa đêm, chỉ còn lại tiếng xình xịch của tàu hỏa.

Thẩm Hề ngủ không sâu, khi tỉnh lại thì thấy bóng hình mình phản chiếu qua cửa kính tàu hỏa, cùng với Phó Đồng Văn cũng tỉnh táo giống mình.

"Anh không ngủ ư? Hay vừa mới tỉnh giấc?" Cô kề sát vai anh, khẽ khàng hỏi.

"Em vừa dạy thì anh cũng tỉnh theo. Ở bên nhau lâu như thế, về mặt này chúng ta tương thông đấy." Anh đáp.

Thật ra cũng không bao lâu, mà như đã quen nhau nửa đời người rồi.

Cõ lẽ thêm cái duyên giữa anh và nhà họ Thẩm nữa nhỉ?

Thẩm Hề khẽ xê dịch đôi chân, thấy hai gói giấy nhỏ bên cạnh chiếc bình hoa màu đỏ bèn nghĩ tới chuyện Phó Đồng Văn thẳng thắn yêu cầu cậu năm liên hôn: "Lòng dạ anh sắt đá quá, đến em trai mình cũng ép liên hôn."

"Là lòng dạ Ương Ương quá mềm yếu." Anh cười.

Có lẽ thế.

Anh nói tiếp: "Con cái trong gia đình bình thường khi bị mất một chân, nhay cả việc vặt để sống qua ngày còn khó tìm. Em năm chúng ta mất một chân nhưng vẫn có thể đến Pháp làm ngoại giao đã là may mắn lắm rồi." Anh thì thào, "Đất nước chúng ta nằm ở thế yếu, ngoại giao càng thêm khó khăn. Ngày xưa Cô Ấu Vi quay về tìm anh, không chỉ vì mình anh đâu, mà vì cô ấy còn nhắm trúng các mối quan hệ anh đã tích lũy được nữa."

Anh ngừng lại giây lát mới nói khẽ: "Anh ba muốn ăn đòn rồi mới kể chuyện về Cô tiểu thư với em."

"... Em không nhỏ nhen thế đâu, anh cứ kể tiếp đi."

"Không nói nữa." Tiếng cười anh rất nhỏ, "Tóm lại, trên thế giới này không có miếng bánh nào từ trên trời rơi xuống, anh có thể trải sẵn đường cho chú ấy, nhưng không thể dìu chú ấy đi đến cuối cùng, dù thế nào chú ấy vẫn phải dựa vào chính minh. Mà em ngủ một lát đi, chuyện này có thể nói tiếp trên đường."

Cũng đúng.

Quãng đường dài đằng đẵng sau đó, chỉ có cách tán gẫu mới giết được thời gian.

"Chính phủ Bắc Kinh và chinh phủ miền Nam cùng cử đại diện tham dự cuộc họp, thanh viên nòng cốt có năm người, bộ trưởng Bộ Ngoại giao là Lục Chinh Tường, ghế đại biểu thứ hai là đại diện miền Nam Vương Chính Đình, ghế đại biểu thứ ba là công sứ tại Mỹ Cố Duy Quân, người còn lại là công sứ tại Anh Thi Triệu Cơ và công sự tại Bỉ Ngụy Thần Tổ.1" Sau khi đến Bắc Kinh, Chu Lễ Tuần đã thu được tin tức mới.

Đoàn đại biểu gồm năm đại biểu chính và hơn năm mười người đi theo chính là đoàn ngoại giao đến Paris.

Đối với hội nghị hòa bình ở Paris, dù là chính phủ Bắc Dương hay chính phủ Tôn Trung Sơn đều lựa chọn kề vai sát cánh đối mặt với quốc tế.

____________

1Lục Chinh Tường, Vương Chính Đình, Cố Duy Quân, Thi Triệu Cơ, Ngụy Thần Tố đều là những nhà ngoại giao nổi tiếng của Trung Quốc đầu thế kỷ 20.

Mấy ngày sau khi đến Bắc Kinh, Phó Đồng Văn cũng bắt đầu giao thiệp với công sứ các nước, tranh thủ lấy được nhiều sự ủng hộ hơn nữa, bận rộn gần như không thấy bóng người đâu. Ngày rời khỏi Bắc Kinh, anh vội vã trở về, rút gọn người đi theo, không mang theo bất cứ người làm nào.

"Chúng ta sẽ cùng đi tàu hỏa với bộ trưởng Bộ Ngoại giao, người càng ít càng tốt." Phó Đồng Văn giải thích.

"Dù không đưa Vạn An đi cùng, tôi và Thẩm Hề vẫn chăm sóc tốt được cậu." Đàm Khánh Hạng nói.

"Không, không, phải đưa tôi theo chứ." Vạn An phản bác, "Tôi là người bảo vệ cậu chủ bình an mà."

"Mau thu dọn đi, đừng làm lỡ chuyến tàu hỏa buổi chiều." Đàm Khánh Hạng cười an ủi, "Coi như cậu nhường cơ hội của mình cho Virtue, coi như Đàm tiên sinh này nợ cậu một ân huệ."

Vạn An rầu rĩ nhưng không còn cách nào. Mỗi người một việc, lục tục tản ra.

Một tháng trước, vết thương của cậu cả Phó quá nặng không qua khỏi, chết trong bệnh viện ở Thượng Hải. Con trai cả qua đời, lão phu nhân không muốn quay lại Bắc Kinh, một mình sống trong biệt thự cũ ở Thượng Hải, không cho phép Phó Đồng Văn đến thăm.

Chi trưởng nhà họ Phó xem như tan rã, trong mắt người ngoài chính là ruột thịt tương tàn, ứng nghiệm với câu "Vải một thước có thể may, thóc một đấu có thể giã, vậy mà an hem máu mủ chẳng thể dung tha cho nhau.1"

___________

1Hán Việt: "Nhất xích bố thượng khả phùng, nhất đấu túc thượng khả thung, huynh đệ nhị nhân bất tương dung." Một câu trích trong Sử ký – Hoài Nam Hành Sơn Liệt truyện của Tư Mã Thiên.

Thậm chí căn nhà cũ của Phó gia vốn đứng tên Phó Đồng Văn, sau vụ việc ở Từ Viên, anh muốn tặng nó cho cậu hai, song lại bị cậu hai uyển chuyển từ chối. Anh thoáng đoán được suy nghĩ của cậu hai. Nhà họ Phó từng một thời thét ra lửa trong thành Bắc Kinh, vô cùng nổi trội, giờ đây sụp đổ, tiếp tục sống ở đây cũng chẳng còn cảm xúc gì, đi ra đi vào chỉ làm trò cười cho người khác.

Đối với Phó Đồng Văn, mấy chuyện trà dư tửu hậu chẳng là gì cả, không làm ảnh hưởng đến tâm trạng của anh.

Nhưng căn nhà này, sân viện này đã mang theo quá nhiều quá khứ, anh cũng không muốn giữ lại.

Ví dụ như, Đồng Quyến đã tự sát trong phòng sách này.

Trước mắt anh đều là những chiếc rương gỗ, mấy ngày nay Thẩm Hề cùng mọi người thu dọn lại.

Thẩm Hề nghe nói anh muốn bán căn nhà này bèn tranh thủ chút thời gian rảnh rỗi, sắp xếp lại đồ đạc của anh, trên mỗi chiếc giương đều dán một tờ giấy, phân loại các món đồ theo sách vở, thư từ, đồ cổ và các thứ linh tinh khác.

Anh vắt ngang cánh tay lên vách ngăn giá sách, tay trái cầm một bức thư, đứng im không nhúc nhích.

Rèm được vén lên.

Gió cuốn tro trong chậu than lên, mang theo những đốm lửa tạo thành một lốc xoáy nhỏ rồi lập tức tan biến.

"Tuyết rơi rồi, còn lớn nữa." Thẩm Hề hỏi, "Có phải là khởi hành sớm không?"

Cô chú ý đến bức thư trong tay anh.

Phó Đồng Văn mỉm cười vẫy tay với cô, chờ cô đến gần anh gập bức thư lại: "Đoán xem là thư của ai nào?"

"... Người trao đổi thư từ với anh nhiều lắm, làm sao em đoán ra được."

"Cố Nghĩa Nhân."

Là anh ta sao?

Chẳng trách vừa rồi vào phòng anh lại thất thần như đang suy nghĩ chuyện gì. Cô muốn đọc, nhưng lại sợ Cố Nghĩa Nhân viết thứ gì không hay ho, nói ra lại khiến anh khó chịu.

Thẩm Hề vẫn còn do dự, anh đã đưa bức thư tới trước mặt cô, thì thầm: "Cậu ta không biết địa chỉ của anh ở Thượng Hải, vì vậy phong thư này được gửi đến nhà cũ, giống như trước đây."

Anh muốn cô đọc.

Cô nhận lấy bức thư, chậm rãi mở ra. Bên trong trống không.

Cô ngạc nhiên kiểm tra từ trên xuống dưới, rồi lại lật mặt sau ra nhìn: "Không viết gì hết?"

Cô vẫn muốn tìm phong bì.

"Đúng." Anh cười nói, "Không cần tìm phong bì đâu, phía trên không viết thêm con chữ thừa nào, không có gì khác thư từ trước đây gửi cho anh lúc cậu ta còn đi du học."

Thẩm Hề thấy nụ cười của anh rất chân thành, ngón tay trượt theo nếp bức thư, vu0t ve từng tấc tờ giấy, ngẫm nghĩ câu "không có gì khác" của anh. Trong đống thư trước đây cô thu dọn cho Phó Đồng Văn, đương nhiên có thấy xấp thư của Cố Nghĩa Nhân. Nếu nói giống hệt lúc anh ta đi du học, vậy thì trên mỗi bức thư, Cố Nghĩa Nhân đều viết: "Thân gửi cậu ba."

Một cách gọi bình thường nhưng cũng rất kính trọng.

Thẩm Hề lại mở bức thư trắng ra, phong bì vẫn dùng cách gọi kính trọng như lúc đi du học, vậy mà bức thư trống không, một khi trong lòng đã hổ thẹn thì không cách nào hạ bút được. Đối với Phó Đồng Văn, bức thư này chắc chắn đáng giá hơn những lời khen ngợi anh trên báo.

Anh nở nụ cười nhìn cô, cũng không nói gì, như bức thư trắng tinh.

"Phong bì đâu? Em giúp anh cất giữ." Thẩm Hề cũng tươi cười, "Xếp cùng với những bức thư trước đây, để tránh lộn xộn."

Anh hất cằm chỉ vào giường.

Thẩm Hề nhặt phong bì lên, nhét bức thư trở lại, giúp anh cất đi.

Buổi trưa, Vạn An đến Thiên Thụy Cư đặt cơm, đều là những món Phó Đồng Văn thích an.

Gần cuối năm, Thiên Thụy Cư đã hủy dịch vụ đặt cơm từ lâu, nhưng nghe nói cậu ba Phó về kinh, muốn nếm thử những món ngon trước đây, ông chủ Thiên Thụy Cư lập tức sai đầu bếp chuẩn bị, nửa canh giờ sau từ con đường bên nhà hát kịch Quảng Hòa đưa tới nhà họ Phó. Bốn người đưa cơm bước vào cửa lớn, thấy nhà họ Phó vốn dĩ nên kết đèn chăng hoa, chuẩn bị đón năm mới, giờ đây ngoai việc cửa lớn treo đèn lồng đỏ lấy may ra thì chinh viện bên trong đều khoa kín, không hề có bầu không khí ồn ã tươi vui, họ đều bùi ngùi trao đổi ánh mắt với nhau.

Họ bước qua chính viện, đi qua phòng nô bộc, nơi đâu cũng trống huơ trống hoắc.

Con đường hẹp tuyết phủ dày, phía trước phía sau không có ai, như lạc vào tòa nhà cổ bỏ hoang, khi đến viện của Phó Đồng Văn mới có chút sức sống.

Người đưa cơm bước qua cửa thùy hoa, thấy một người phụ nữ mặc váy dài thắt eo cao bằng nhung tơ, choang da cáo trắng tinh quay lưng về phía họ, đứng trước sáp binh kiểm kê rương hành lý.

Dưới ánh nắng, tuyết rơi trước tiền sảnh, phủ lớp bông màu trắng lên.

Hình như người phụ nữ ấy nghe thấy tiếng động, bèn ngoảnh đầu lại cười: "Là người của Thiên Thụy Cư à?"

Trong tòa nhà cổ kiểu Trung, một mỹ nhân phương Tây bước ra, nhưng nhìn kỹ lại, mới hay là người phương Đông mắt đen tóc đen.

Những người làm thuê ở Thiên Thụy Cư thường đưa cơm đến nhà hát Quảng Hòa, hay được nghe thấy những tin đồn thú vị trong kinh.

Chuyện mọi người say sưa nói nhiều nhất chính là cậu ba Phó thành hôn. Không ngờ cậu ba Phó hủy hôn đến bốn lần lại lấy cô gái ngày xưa cưới bài vị của cậu tư.

Chưa cần nói đến xuất thân của cô gái đó, chỉ cần một câu đơn giản "duyên phận kiếp trước" thôi cũng làm mấy cậu ấm trong kinh thanh bàn luận hơn nửa năm. Trong các cậu ấm đó, có người khá thân với Phó Đồng Văn, nhưng nhắc đến vị mợ ba này, ai cũng lập lờ lấp lửng, không dám nói thẳng.

Chẳng lẽ chính là người này?

Cũng chỉ có dung mạo vị này mới phù hợp với các tin đồn khắp đầu ngõ cuối xóm. Nhưng gì mà cô gái bần hàn được nuôi dưỡng trong động thuốc phiện chứ? Rõ ràng người phụ nữ ấy mang phong thai của tiểu thư thế gia.

...

Thẩm Hề thấy họ không trả lời, bèn quay đầu gọi Vạn An: "Có phải cơm cậu đặt đến rồi không? Vạn An?"

Vạn An vừa xuất hiện, mấy người đưa cơm mới sực tỉnh, dưới sự dặn dò của Vạn An, họ đặt từng hộp cơm ngay ngắn trước sáp bình, lần lượt khom người với Thẩm Hề, một tay đặt lên bàn chân, hanh lễ theo kiểu cũ.

Thẩm Hề gật đầu, "Các anh vất vả rồi."

Những người làm thuê cười theo, lùi ra khỏi viện.

Bởi Phó Đồng Văn căn dặn từ trước, Vạn An kê bàn ăn trong phòng sách, bày cơm, hâm rượu, tiện thể kể lại với anh: "Vừa rồi người của Thiên Thụy Cư đến. nhìn mợ chủ mà mắt trợn trơn luôn."

Phó Đồng Văn nghe vậy rất thích thú: "Sai người đưa tiền thưởng, lập tức đi ngay."

"Nhìn cho cậu vui mà." Đàm Khánh Hạng trêu trọc.

Lần này Vạn An không đặt nhiều món, cốt để ăn nhanh, sơ gọi quá nhiều, nấu nướng chậm sẽ làm lỡ chuyến đi của họ.

Chưa đến mười món, súp vây cá, cải thảo luộc, cá hoa vàng sốt, lòng rán, canh trứng cá quả, tôm biển om dầu, thịt sấy chưng, thịt thái sợi xào rau, cá xào miếng, mỗi món ăn mùi vị đều đậm đà, thơm nức mũi.

"Món cải thảo luộc này là món ăn nổi tiếng nhất ở Thiên Thụy Cư đấy." Phó Đồng Văn gắp thức ăn cho cô.

Vạn An lập tức giải thích: "Nói là luộc, nhưng mợ chủ đừng tưởng là luộc thật, đây là canh gà. Phải dùng gà mái đẻ, vịt mái, thịt chân giò và xương sườn, thêm sò khô đun cho tới khi sôi, nêm gia vị rồi canh lửa hầm bốn tiếng đồng hồ. Canh gà hầm xong chắc hẳn có dầu mỡ và tạp chất đúng không? Vậy thì phải băm nhuyễn phần ức gà, khuấy thanh sốt đặc cho vào canh để hút tạp chất, ở Thiên Thụy Cư chỉ riêng công đoạn loại bỏ tạp chất và dầu mỡ này, ít nhất phải qua ba lần mới được món canh gà trong như nước uống đun sôi thế này."

"... Cậu nhớ rõ quá."

"Cậu chủ thích ăn món này vì ít dầu mỡ, thật ra tôi cũng biết làm nhưng rất rắc rối."

Phó Đồng Văn nhưỡn mày: "Lời cậu chủ muốn nói đều để cậu nói hết cả rồi, cậu để tôi và mợ chủ còn chuyện thường ngày nào để nói đây?"

... Vạn An lúng túng.

Mọi người cùng cười.

Phó Đồng Văn ăn cơm nhiều năm nay vẫn như một, gắp chưa được mấy lần đã gác đũa bên bát, dùng tay không bóc hạt sen. Anh thích ăn những loại hạt nhỏ, vì ăn cơm rất ít nên ăn hạt để lót dạ. Mỗi lần nhìn anh ăn cơm, Thẩm Hề đều nhớ tới câu ngày trước anh nói: "Ăn không cần no, mắc không cần ấm, miệt mài cần mẫn, nhọc công suy nghĩ."

"Nhìn anh làm gì?" Phó Đồng Văn cười, nhét một hạt sen vào miệng cô.

Cô lắc đầu, người ta nói phụ nữ thích đàn ông, đến cuối cùng phần lớn tình thương đều gắn liền với tình mẹ, có lẽ chính là nỗi lòng của cô lúc này.

Sau bữa cơm, Vạn An đi pha trà.

Uống xong tách trà này, mọi người sắp phải lên đường.

Phó Đồng Văn sai người làm cuốn tấm rèm trong phòng sách lên, một mình anh dựa bên khung cửa, uống trà, thưởng tuyết.

Thẩm Hề biết anh vẫn còn quyến luyến, nhìn đồng hồ để sàn mấy lần, thấy không thể trì hoan thêm nữa mới nhắc nhở: "Chẳng phải anh sợ gặp phải đoan tiễn đưa nên muốn đến Chính Dương Môn sớm hơn một chút sao?"

Phó Đồng Văn quay đầu bước vào phòng. Trên giày da của anh còn đọng tuyết, tạo thành hàng dấu chân trên sàn nhà.

"Hớp trà cuối cùng để lại cho em." Anh đặt tách trà đến bên môi cô.

"Cái này cũng phần được."

Cô uống hết hớp trà, vẫn không nghĩ ra hàm ý trong tách trà này.

Anh cười, trầm ngâm giây lát mới giải thích cho cô: "Sau đêm nay liệu còn đêm nao, cùng em chung tách trà giữa trời tuyết."

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện